Trung Quốc sau năm 1979

Lượt xem: Lượt bình luận:
vào lúc
Chúng ta thường không tránh khỏi xu hướng tập trung sự quan tâm vào các nhà lãnh đạo khi đánh giá các cuộc chuyển giao chính trị và kinh tế lớn. Nhưng họ không phải là diễn viên duy nhất trong những vở kịch này.

Đặng Tiểu Bình và các cộng sự giành chiến thắng chính bởi vì họ đã giải phóng sức sáng tạo và thôi thúc tinh thần doanh nhân của hàng triệu người Trung Quốc. Nhiều trong số họ - có thể bạn sẽ thấy bất ngờ - thậm chí không phải là thành viên đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 1/1979, quanh khoảng thời gian đó, Đặng Tiểu Bình đang chuẩn bị cho chuyến thăm tới Mỹ, một thanh niên tên Dung Chí Nhân (Rong Zhiren) trở lại quê Quảng Châu, trước đây thường gọi là Canton, thành phố lớn nhất tỉnh Quảng Đông, ngay bên kia là Hồng Kông. Ông đã bước sang tuổi 30 nhưng chưa gặt hái thành công cụ thể so với một người ở tuổi đó. Lý do là cuộc Đại cách mạng văn hóa. Tâm điểm của Đại cách mạng văn hóalà chiến dịch chống lại trí thức, đọc sách và "Bốn Cũ" (thói quen cũ, ý tưởng cũ, phong tục cũ và văn hóa cũ).  Năm 1966, ông ra lệnh đóng cửa các tổ chức giáo dục sau đại học của Trung Quốc. Trong những năm sau đó, 17 triệu sinh viên được cử đi các vùng nông thôn để tìm hiểu về ưu điểm trong cuộc sống giản dị của giai cấp nông dân. Các kỳ thi vào đại học không được tổ chức lại cho tới mùa thu 1977. Đến đầu năm 1979, chỉ 7 triệu sinh viên Trung Quốc quay trở lại thành phố.


Khi cách mạng văn hóa nổ ra, đại đa số sinh viên ở lại nơi họ được phân về. Nhưng thanh niên Dung thì không. Được cử về nông thôn năm 1969, anh tìm cách lẻn đi càng nhanh càng tốt khi có cơ hội. Anh phải trốn tránh cảnh sát trong suốt một chục năm và kiếm sống bằng đủ thứ việc lặt vặt, như vẽ tranh và gia sư. Anh sống cùng bạn bè, di chuyển nơi này qua nơi khác. Tháng 12/1978, trở lại Quảng Châu trong cảnh đang chạy trốn, anh nghe được một chương trình phát thanh công bố kết quả Hội nghị Trung ương lần thứ ba lịch sử tại Bắc Kinh, cuộc họp chính thức thông qua kế hoạch cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình.

Giống như hàng triệu người dân Trung Quốc khác, anh hiểu rằng điều gì đó chuyển biến căn bản đang sắp diễn ra - và bao gồm cả sự mở cửa cho tinh thần doanh nhân. "Tôi biết chính sách này sẽ tồn tại lâu dài bởi người dân Trung Quốc muốn làm giàu", anh viết lại cảm nghĩ của mình khi đó.

Tháng 1/1979, anh quyết định sẽ là một trong những người đầu tiên chớp lấy cơ hội này. Anh nộp đơn xin đăng ký kinh doanh. Thủ tục hành chính hết sức gây đau đầu: Một trong những yêu cầu là phải kiểm tra thể chất toàn diện để đảm bảo người đăng ký không mắc bệnh truyền nhiễm. Nhưng hóa ra mọi việc lại hoàn toàn trong tầm tay. Anh vượt qua các thủ tục chỉ trong vòng vài ngày. (Ngày nay thường phải mất gần 3 tuần). Chính quyền Quảng Đông hào hứng đẩy nhanh mọi việc, ra sức khuyến khích thành lập doanh nghiệp.

Dung bắt đầu công việc kinh doanh của mình vào ngày 18/3 - một ngày may mắn vì số 18 phát âm giống cụm từ "bạn chắc chắn sẽ giàu" trong tiếng Hoa. Nghe theo lời khuyên của những người xung quanh nơi anh đang làm việc, anh quyết định mở một nhà hàng nhỏ chuyên phục vụ điểm tâm sáng. Món ăn đặc trưng của quán là thức ăn nhanh truyền thống của Quảng Đông: cháo sườn - đậu phộng.

Quán ăn được khai trương - một căn lều dựng bằng khung gỗ do anh tự làm - tại một ngã tư gần trường học. Anh tính mình có thể bán món điểm tâm giá tốt cho những cô cậu sinh viên đói bụng. Vốn khởi nghiệp của anh là 100 NDT (khoảng 65 USD tính theo tỷ gia chính thức khi đó), 60 NDT trong số đó anh vay mượn tự bạn gái. Đồ đạc và chiếc nồi lớn anh mượn bạn bè.

Ban đầu anh cũng rất lo lắng. Việc làm kinh doanh thường bị những nhiều người có học chê bai, họ coi đó là những thứ thấp hèn. Nhưng những lo lắng đó bắt đầu vơi đi khi ông bị cuốn vào thói quen công việc hằng ngày, và tiền cũng dần thu về. Gần như ngay lập tức, nhà hàng gặt hái những thành công rực rỡ.

Tháng 5/1979, Tom Gorman, một doanh nhân Mỹ tại Hồng Kông, bắt đầu một chuyến đi nữa tới Hội chợ Thương mại Quảng Đông. Như một phần trong công việc với một nhà xuất bản các tạp chí thương mại của Hồng Kông, ông từng đôi lần đến với hội chợ, do vậy ông khá tường tận đường đi lối lại. Những năm 1970, người nước ngoài muốn làm ăn kinh doanh tại quốc gia đông dân nhất thế giới này phải tuân thủ những thủ tục đặc biệt. Họ chỉ có thể vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng một con đường, từ Hồng Kông. Tại đó, họ bắt chuyến tàu từ nhà ga Tsim Sha Tsui ở Cửu Long (Kowloon), bên kia bến cảng của đảo Hồng Kông, đánh dấu bởi một chiếc tháp đồng hồ lộng lẫy từ thời thuộc địa, và hướng về phía bắc thông qua vùng quê cận nhiệt đới xanh mướt tới điểm giao cắt biên giới Lo Wu. Họ mang theo hành lý của mình lên bờ và đi bộ qua cây cầu có tên là Cầu Hữu Nghị, một kiến trúc gỗ thô sơ bắc qua con sông êm đềm Shumchun.

Ở bên kia, khách được chào đón bởi đội biên phòng mặt mày khá nghiêm túc, mặc quân phục và đeo phù hiệu. Họ là người kiểm tra thị thực và cấp quyền ưu tiên nhập cảnh.

Và tình hình trên vẫn diễn ra trong mùa xuân 1979. Cũng như mọi lần trước đó, lính biên phòng đưa Gorman tới một phòng chờ hải quan, nơi ông điền vào rất nhiều các loại giấy tờ ghi lại mọi thứ thuộc sở hữu của mình. Các quan chức kiểm tra hồ sơ tiêm chủng của ông. (Nếu bạn không được tiêm đủ mũi yêu cầu, họ lập biên bản những mũi còn thiếu ngay tại chỗ, do vậy cần phải chuẩn bị tốt trước khi qua). Đến giữa trưa, và điểm dừng tiếp theo của Gorman và hành khánh cùng đoàn là một nhà ăn đặc biệt vùng biên, phục vụ thức ăn khá sang trọng, cùng với món bia Thanh Đảo. Sau bữa trưa là thời gian nghỉ trưa bắt buộc, tại phòng chờ trang bị ống nhổ và ghế bành có cả vải bọc. Gần như không có lựa chọn nào khác. Miền nam Trung Quốc đang trải qua cái nóng nực khủng khiếp của mùa hè, nhưng nơi đây không hề có máy điều hòa. Và chuyến tàu từ nhà ga Shumchun tới Quảng Châu khởi hành sau mỗi điểm dừng bất thường.

Gorman đến khách sạn của mình tại Quảng Châu và tiếp tục thói quen. Vào thời điểm đó, cách duy nhất để làm ăn tại Trung Quốc là tạo dựng mối liên hệ với 1 trong 14 bộ kiểm soát mỗi ngành công nghiệp khác nhau của nước này (như hóa chất, thép, công nghiệp nhẹ...). Nhưng nói thì dễ vậy thôi, các quan chức Trung Quốc vẫn đặc biệt giấu kĩ thông tin. Khi làm việc với người nước ngoài phải hết sức cẩn trọng nếu không muốn phải vào trại lao động hoặc tệ hơn.

Lúc nào bạn cũng có thể tới tòa nhà hội chợ thương mại và tìm kiếm người bạn muốn gặp (giả sử bạn đã biết người đó), nhưng điều đó không đảm bảo bạn gặp được họ. Tuy nhiên, không có lựa chọn khác. Bạn chắc chắn không thể chờ đợi họ đến gặp bạn.

Đó là tất cả lý do tại sao Gorman và nhiều người Mỹ khác tại hội chợ đã ngồi dậy và chú ý khi một nhóm các công chức Trung Quốc bước đến gần với một đề nghị: các anh người Mỹ có muốn dành chút quan tâm tới một cơ hội đầu tư? Chỗ đó không cách quá xa Quảng Châu; và sẽ cần một chuyến đi qua đêm. Tất cả những người Mỹ tại đó trả lời, có.

Đúng ngày hẹn, họ khởi hành từ Quảng Châu trên chiếc xe van cứ rung lên từng hồi qua con đường đất xấu xí. Và rồi, nó hỏng giữa đường, mọi người phải xuống đi bộ tới điểm mà bên chủ nhà Trung Quốc có thể sắp xếp một chuyến đi khác. Tuy nhiên, cuộc đi bộ cũng không phải là thời gian quá vô bổ; cả nhóm đi qua một khu chợ nông thôn nơi nông dân địa phương đang chào bán đủ thứ nông phẩm, một chi tiết mà không ai trong số những người Mỹ này từng nhớ là đã nhìn thấy trước đó.

Cuối cùng, sau chuyến đi trọn một ngày trong cái nóng dữ dội, họ cũng đến nơi. Hóa ra nó ở ngay bên kia biên giới Hồng Kông - cách không xa so với điểm giao cắt Lo Wu nơi tất cả những người nước ngoài nhập cảnh vào đại lục Trung Quốc. (Thời gian này bạn không thể bay trực tiếp từ nước ngoài sang Bắc Kinh). Những người Mỹ hoang mang theo các chủ nhà đến đầu một con đê, nơi mà những người hướng dẫn phía Trung Quốc chỉ tay về phía không gian trải rộng trước mắt họ. Đó không hẳn là thứ họ muốn tìm.

Tất cả những gì người Mỹ có thể thấy là một quang cảnh miền nam Trung Quốc bình thường: có những cánh đồng lúa, nơi những người nông dân cùng con trâu đang đi cày theo cái cách đã có từ lâu đời, và những cái ao nhỏ. Có một số cây cối, và đây đó là khu sinh sống khiêm tốn của người nông dân.

Những gì mấy anh Trung Quốc miêu tả có vẻ chẳng có quan hệ gì với thứ họ muốn quan sát. Đây, họ nói với các khách Mỹ, là điểm của cái gọi là Cơ sở Ngoại thương Bảo An. Đảng đã chỉ định nó trở thành một khu vực đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo các kế hoạch đang được bàn thảo, đây sẽ sớm trở thành khu vực của các nhà máy hóa chất, xưởng may và các nhà máy chế tạo. Và tất nhiên sẽ có nhiều khách sạn cho doanh nhân nước ngoài. Sẽ là một cơ hộ kiếm tiền tuyệt vời.

Những người Mỹ nghĩ mấy anh Trung Quốc đang điên. "Nó vượt quá trí tưởng tượng của bất kỳ ai", Gorman nói. "Tôi không nghĩ có ai trong chúng tôi lắng nghe buổi họp và nói 'vâng, điều đó rất khả thi'. Chắc hẳn điều ai nấy đảm nhận là 'Các anh có đang say thuốc không vậy?'"

Ngày kế tiếp, sau một đêm khó ngủ ở khách sạn duy nhất tại địa phương (không điện, không nước), người Mỹ dự một buổi họp nơi người Trung Quốc trải ra những bản thiết kế mô tả hàng mẫu đất với các nhà xưởng, kho chứa và các cơ sở khác. Các kế hoạch thể hiện một tham vọng đáng ngạc nhiên. "Thực sự rất khó tin", Gorman nhớ lại. "Ở Trung Quốc khi đó chẳng có gì diễn ra nhanh cả - trừ chính trị. Kinh doanh và xây dựng không đâu diễn ra với thời gian như vậy".

Trâm Anh

Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^

Bình luận Báo cáo vi phạm

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

LIKE BOX